CHỨNG NHẬN HỢP QUY VẬT LIỆU XÂY DỰNG

CHỨNG NHẬN HỢP QUY VẬT LIỆU XÂY DỰNG THEO QCVN 16:2023/BXD

Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng theo QCVN 16:2023/BXD là hoạt động bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng có tên trong danh mục sản phẩm, hàng hóa quy định trong QCVN 16:2023/BXD ban hành theo thông tư 04/2023/TT-BXD ngày 30/06/2023.
Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 16:2023/BXD được ban hành thay thế cho 03 phiên bản tiền nhiệm QCVN 16:2014/BXD, QCVN 16:2017/BXD, QCVN 16:2019/BXD. Chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2024.

Căn cứ để BMI thực hiện chứng nhận hợp quy QCVN 16:2023/BXD?

– Căn cứ Giấy Chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng số 83/GCN-BXD ngày 13/4/2023 do Bộ Xây dựng cấp;

– Căn cứ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm số 244/CNĐKCN-BXD ngày 22/6/2023 do Bộ Xây dựng cấp;

Chứng Nhận Hợp Quy Vật Liệu Xây Dựng Là gì?

Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng là hoạt động bắt buộc nhằm chứng nhận sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng đó phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật (theo QCVN 16:2023/BXD). Tổng quan hoạt động chứng nhận hợp quy đó bao gồm các bước đánh giá chứng nhận quy trình sản xuất đạt chuẩn ISO 9001:2015 (nếu có sản xuất), đánh giá chứng nhận sản phẩm vật liệu xây dựng phù hợp với các chỉ tiêu kỹ thuật đã được quy định cụ thể, lấy mẫu thử nghiệm tại nơi sản xuất, cấp giấy chứng nhận và cuối cùng là công bố hợp quy vật liệu xây dựng trên Sở Xây Dựng.

Tại Sao Phải Chứng Nhận Hợp Quy Vật Liệu Xây Dựng

Theo điều 3.1 QCVN 16:2023/BXD các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định kỹ thuật nêu trong phần 2 của QCVN16:2023/BXD dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của Tổ chức chứng nhận hợp quy được BXD chỉ định. Và điều 5.3 Tổ chức chứng nhận hợp quy có trách nhiệm định kỳ trước ngày 20 tháng 12 hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu, gửi báo cáo bằng văn bản về kết quả hoạt động chứng nhận hợp quy về Sở Xây dựng địa phương và Bộ Xây dựng.

Vì vậy, Quý khách hàng nên thực hiện Công bố hợp quy ở Sở Xây dựng địa phương để tránh các trường hợp cơ quan nhà nước kiểm tra sau này. 

Các phương thức chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng theo QCVN 16:2023/BXD

Các phương thức đánh giá chứng nhận hợp quy được quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định về Công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn (sau đây gọi tắt là Thông tư 28/2012/TT-BKHCN) và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN (sau đây gọi tắt là Thông tư 02/2017/TT-BKHCN), cụ thể như sau:

– Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình.

Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy không quá 01 năm. Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với kiểu, loại sản phẩm, hàng hóa được lấy mẫu thử nghiệm.

Hàng hóa vật liệu xây dựng nhập khẩu áp dụng phương thức này khi:

+ Cơ sở sản xuất tại nước ngoài đã được cấp chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 đối với lĩnh vực sản xuất sản phẩm vật liệu xây dựng này và chứng chỉ đang còn hiệu lực

+ Giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu mỗi lần nhập khẩu.

– Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.

Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy không quá 3 năm và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.

Phương thức này áp dụng đối với các loại sản phẩm được sản xuất bởi cơ sở sản xuất trong nước hoặc nước ngoài đã xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng nhằm đảm bảo duy trì ổn định chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

– Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.

Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng sản xuất, nhập khẩu.

Lợi ích của chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng

Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng theo QCVN 16:2023/BXD không chỉ có lợi ích về mặt tuân thủ pháp luật đối với doanh nghiệp, mà còn đem lại nhiều lợi ích to lớn khác đối với doanh nghiệp và cộng đồng.

– Kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm, giảm thiểu các chi phí và rủi ro liên quan cho người sử dụng nhờ áp dụng đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

– Tăng khả năng trúng thầu/đấu thầu của doanh nghiệp, đặc biệt là các gói thầu công

– Tăng uy tín cho sản phẩm và sự tín nhiệm của người tiêu dùng, tạo lòng tin nơi khách hàng

– Giảm chi phí kiểm tra, thử nghiệm sản phẩm nhiều lần

– Giúp sản phẩm đạt yêu cầu về mặt pháp lý khi đưa ra thị trường trong nước hoặc ngoài nước

– Tăng lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh, mở rộng thị phần của sản phẩm trên thị trường cả trong nước và quốc tế

Danh mục sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng chứng nhận hợp quy theo QCVN 16:2023/BXD

Có 41 loại và chia thành 10 nhóm:

  1. Xi măng, phụ gia cho xi măng và bê tông: 06 loại.
  2. Cốt liệu xây dựng: 02 loại.
  3. Vật liệu ốp lát: 04 loại.
  4. Vật liệu xây: 04 loại.
  5. Vật liệu lợp: 02 loại.
  6. Thiết bị vệ sinh: 04 loại.
  7. Kính xây dựng: 07 loại.
  8. Vật liệu trang trí hoàn thiện: 04 loại.
  9. Ống cấp thoát nước: 05 loại.
  10. VLXD khác: 03 loại.

 Lưu ý các sản phẩm hàng hoá mới được bổ sung trong QCVN 16:2023/BXD

So với QCVN 16:2019/BXD thì QCVN 16:2023/BXD bổ sung một số sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phải được công bố hợp quy trước khi lưu thông trên thị trường:

  • Gạch bê tông tự chèn
  • Vật liệu lợp như: ngói đất sét nung, ngói gốm tráng men, ngói bê tông, ngói xi măng cát
  • Thiết bị vệ sinh như: Chậu rửa, bồn cầu nam nữ
  • Vật liệu dán tường dạng cuộn – giấy dán tường hoàn thiện, vật liệu dán tường vinyl và vật liệu dán tường bằng chất dẻo
  • Ván gỗ nhân tạo như: ván sợi, ván dăm, ván ghép từ thanh dày và ván ghép từ thanh trung bình 
  • Ống và phụ tùng bằng gang dẻo dùng cho công trình nước
  • Ống và phụ tùng dùng trong lắp đặt dây dẫn điện trong nhà 
  • Hệ thống thang cáp và máng cáp bằng sắt hoặc thép sử dụng trong lắp đặt điện của công trình

Quy trình cấp chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng theo QCVN 16:2023/BXD

Bước 1: Đăng kí chứng nhận

BMI COMPANY tiếp nhận và trao đổi thông tin về đề nghị đăng ký chứng nhận Hợp quy vật liệu xây dựng theo QCVN 16:2023/BXD của khách hàng

Bước 2: Đánh giá chứng nhận sản phẩm hợp quy và thử nghiệm mẫu điển hình

Với phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình

Với phương thức 5: Đánh giá điều kiện sản xuất và đảm bảo chất lượng, kết hợp lấy mẫu thử nghiệm sản phẩm điển hình

Với phương thức 7: Kiểm tra thực tế lô sản phẩm, hàng hóa kết hợp lấy mẫu thử nghiểm sản phẩm điển hình

BMI COMPANY chỉ chấp nhận chứng nhận sản phẩm phù hợp quy chuẩn khi và chỉ khi tất cả các chỉ tiêu thử nghiệm có kết quả phù hợp với các yêu cầu trong quy chuẩn kỹ thuật.

Bước 3: Báo cáo đánh giá, cấp giấy chứng nhận

BMI COMPANY sẽ thông báo kết quả thử nghiệm mẫu điển hình và kết quả đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng cho khách hàng. Nếu kết quả trên phù hợp với các yêu cầu quy định thì khách hàng sẽ được BMI COMPANY cấp giấy chứng nhận Hợp quy vật liệu xây dựng theo QCVN 16:2023/BXD.

Bước 4: Giám sát định kỳ, duy trì chứng nhận

Đối với phương thức chứng nhận 5 thì giấy chứng nhận Hợp quy vật liệu xây dựng theo QCVN 16:2023/BXD sẽ có giá trị trong vòng 3 năm. Do đó mỗi năm khách hàng sẽ phải thực hiện đánh giá định kỳ mỗi năm một lần theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN

Thủ tục công bố hợp quy vật liệu xây dựng

Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng phải tiến hành công bố hợp quy tại Sở Xây dựng mà doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Hồ sơ công bố hợp quy vật liệu xây dựng bao gồm như sau:

– Bản công bố hợp quy vật liệu xây dựng.

– Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của luật pháp).

– Bản sao y bản chính giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp kèm theo mẫu dấu hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Xây dựng Tỉnh/Thành phố

Thời gian giải quyết: 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

Chi phí chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng theo QCVN 16:2023/BXD

Chi phí chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng theo QCVN 16:2023/BXD thay đổi tùy thuộc theo phương thức chứng nhận hợp quy.

Đối với phương thức 1: Chi phí hợp quy = Chi phí đánh giá, chứng nhận sản phẩm + Chi phí thử nghiệm sản phẩm

Đối với phương thức 5: Chi phí hợp quy = Chi phí đánh giá, chứng nhận ISO 9001:2015 (nếu có) + Chi phí đánh giá, chứng nhận sản phẩm + Chi phí thử nghiệm sản phẩm + Chi phí đánh giá giám sát & thử nghiệm hàng năm

Đối với phương thức 7: Chi phí hợp quy = Chi phí đánh giá, chứng nhận sản phẩm + Chi phí thử nghiệm sản phẩm

Tổ chức chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng theo QCVN 16:2023/BXD

Tổ chức chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng theo QCVN 16:2023/BXD phải được chỉ định năng lực đánh giá, chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng bởi Bộ Xây Dựng. Căn cứ xác định năng lực dựa theo quyết định chỉ định năng lực đánh giá, chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng của Bộ Xây Dựng.

BMI COMPANY là một trong những đơn vị tại Việt Nam được Bộ Xây Dựng chỉ định năng lực chứng nhận, thử nghiệm vật liệu xây dựng theo QCVN 16:2023/BXD – Căn cứ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận số 245/CNĐKCN-BXD ngày 22/6/2023 do Bộ Xây dựng cấp;

Quý khách hàng vui lòng cần tư vấn và báo phí vui lòng liên hệ BMI COMPANY theo thông tin sau:

  • Hotline: 0911.76.80.08
  • VPGD Hồ Chí Minh: Số 13, đường số 3, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, TP. HCM
  • VPGD Hải Phòng: Số 150, Đường Chùa Vẽ, P. Đông Hải 1, Q. Hải An, Thành Phố Hải Phòng

 

Leave Comments

0911 76 80 08
0911768008