Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, ngoại thương Việt Nam trong những năm qua đó tăng trưởng vượt bậc, góp phần làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế đất nước. Để thực hiện tốt nhiệm vụ cũng như mang lại lợi ích thiết thực không chỉ đối với doanh nghiệp mà cũng cho cả đất nước, các doanh nghiệp XNK, những người làm công tác ngoại thương phải am hiểu rất nhiều lĩnh vực như: luật pháp và tập quán quốc tế, thương phẩm hàng hóa, giao nhận, vận tải, thanh toán, bảo hiểm…
Giám định tổn thất là gì?
Giám định tổn thất của một lô hàng là việc kiểm tra tình trạng tổn thất của hàng hóa, nghiên cứu hiện trường, các tài liệu chứng cứ có liên quan để xác định đẩy đủ mức độ và nguyên nhân tổn thất.
Nội dung chính của giám định hàng hóa tổn thất là:
– Xác định tình trạng thực tế hàng hóa bị tổn thất
– Xác định số, khối lượng hàng tổn thất
– Xác định mức độ tổn thất, nguyên nhân gây nên tổn thất (nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp)
– Tư vấn cho Khách hàng/ Người yêu cầu giám định biện pháp xử lý và ngăn ngừa tổn thất lây lan (hạn chế tổn thất)
– Cấp Chứng thư giám định về tổn thất để làm căn cứ đòi bồi thường.
Mục đích quan trọng nhất của việc giám định hàng tổn thất là xác định mức độ, nguyên nhân và thời điểm xảy ra tổn thất một cách chính xác, làm căn cứ để xác định đối tượng chịu trách nhiệm bồi thường. Giám định viên tiến hành kiểm tra phương tiện chuyên chở hàng hóa, kiểm tra hàng (tình trạng, số, khối lượng và chất lượng hàng hóa bị tổn thất, bao vỡ, ký hiệu…), lấy mẫu (hàng nguyên vẹn và hàng bị tổn thất) để phân tích tại phòng thí nghiệm (nếu cần thiết), kiểm tra các giấy tờ liên quan và xử lý các thông tin tiếp nhận được một cách hiệu quả… để xác định đúng số, khối lượng hàng tổn thất, mức độ tổn thất và tìm ra nguyên nhân gây nên tổn thất.
Giám định tổn thất của Công ty Giám định và Công ty bảo hiểm có gì khác biệt?
Dựa trên tiêu chí đối tượng chịu trách nhiệm bồi thường, có thể phân loại tổn thất như sau:
- Tổn thất do Công ty bảo hiểm bồi thường: Trong trường hợp hàng hóa được mua bảo hiểm, và tổn thất xảy ra do một trong những rủi ro được bảo hiểm gây nên, tổn thất này sẽ do Công ty bảo hiểm bồi thường căn cứ vào Chứng thư giám định tổn thất do Công ty bảo hiểm hay đại lý giám định của Công ty bảo hiểm cấp. Sau đó, Công ty bảo hiểm sẽ nhận bảo lưu quyền đòi bồi thường với người thứ ba từ phía người được bảo hiểm.
- Tổn thất do các bên liên quan khác bồi thường: Nếu hàng hóa không được mua bảo hiểm, hàng hóa của bạn vẫn được các bên liên quan khác bồi thường nếu như bạn chứng minh được rằng tổn thất xảy ra do lỗi của họ bằng Chứng thư giám định tổn thất, trong đó xác định rõ mức độ, nguyên nhân và thời điểm xảy ra tổn thất do một Công ty Giám định độc lập, có uy tín cấp.
- Với cách phân loại như trên, đối tượng phục vụ của Công ty Giám định (là mọi tổn thất của hàng hóa, phương tiện vận tải…của bất cứ đối tượng nào bao gồm chủ hàng trong nước, nước ngoài, chủ phương tiện vận tải… kể cả Công ty bảo hiểm) khác với đối tượng phục vụ của Công ty bảo hiểm (chỉ giám định những hàng hóa, phương tiện vận tải… bị tổn thất có mua bảo hiểm và do những rủi ro được bảo hiểm gây nên).
- Mục đích của việc sử dụng Chứng thư giám định (do Công ty Giám định cấp) để khiếu nại đòi bồi thường nhiều đối tượng: Người bán, người vận chuyển, người bảo quản, xếp dỡ, Công ty bảo hiểm…Còn mục đích sử dụng Chứng thư giám định (do Công ty bảo hiểm cấp) để làm cơ sở tự xét bồi thường thiệt hại cho người mua bảo hiểm và đôi khi là chứng cứ để khiếu nại để người thứ ba bồi thường.
Bạn cần phải làm gỡ khi phát hiện hàng hóa nhập khẩu của mình bị tổn thất?
- Tiến hành thông báo tổn thất cho Người chuyên chở (đối với tổn thất rõ rệt) hay Lập thư dự kháng gửi cho Thuyền trưởng hoặc Đại lý tàu biển (đối với trường hợp nghi ngờ có tổn thất) càng sớm càng tốt và trong thời gian quy định để bảo lưu quyền khiếu nại đối với người chuyên chở.
- Đồng thời, yêu cầu Công ty giám định tiến hành giám định tổn thất (nếu hàng hóa không được mua bảo hiểm) hoặc thông báo tình hình tổn thất hàng hóa cho Công ty bảo hiểm hoặc đại lý giám định của Công ty bảo hiểm và yêu cầu họ có mặt để tiến hành vụ giám định tổn thất ngay khi phát hiện ra tổn thất (nếu hàng hóa được mua bảo hiểm).
- Công ty/ đại lý giám định sẽ hướng dẫn để Bạn tiến hành mọi biện pháp có thể để giảm nhẹ và ngăn ngừa tổn thất lây lan.
- Đảm bảo thực hiện quyền bảo lưu cho Công ty bảo hiểm để Công ty bảo hiểm giữ quyền khiếu nại đối với những người có liên quan đến tổn thất của hàng hoá (nếu hàng hóa được mua bảo hiểm).
Thời gian và địa điểm tiến hành giám định tổn thất có hiệu quả nhất?
- Hàng bị tổn thất phải được giám định ngay khi phát hiện ra tổn thất tại cảng dỡ hàng hoặc tại kho nhận hàng cuối cùng nếu trước khi di chuyển hàng hóa từ tàu về kho cuối cùng đó cú biên bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC), với cảng (COR), trong đó ghi rõ số lượng và tình trạng hàng bị tổn thất. Tại thời gian và địa điểm giám định trên, sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định nguyên nhân gây nên tổn thất cũng như mức độ tổn thất một cách chính xác và Chứng thư giám định tổn thất sẽ có giá trị pháp lý cao hơn trong việc đòi bồi thường.
- Do tính phức tạp và đòi hỏi nghiệp vụ kỹ thuật giám định cao, dịch vụ giám định hàng hóa tổn thất sẽ đạt được hiệu quả cao nhất, khách quan bảo vệ quyền lợi chính đáng cho chủ hàng và các bên liên quan khác nếu được đảm nhận bởi một tổ chức giám định độc lập và chuyên nghiệp.
Công ty Cổ phần Dịch Vụ Và Giám Định Bảo Minh (BMI) với đội ngũ giám định viên được đào tạo và am hiểu cả lý thuyết và thực tế, đã và đang cung cấp cho rất nhiều khách hàng trong nước và quốc tế các dịch vụ giám định tổn thất, phân bổ tổn thất và đề phòng, hạn chế tổn thất đối với tất cả các loại hàng hoá XNK. Ngoài ra, BMI cũng là đại lý giám định tổn thất cho rất nhiều Công ty bảo hiểm trong nước cũng như nước ngoài như Bảo Việt, Bảo Minh, các Công ty bảo hiểm Hàn Quốc, Nhật Bản… Sau nhiều năm thực hiện dịch vụ giám định tổn thất, BMI đã chiếm được lòng tin và sự tín nhiệm của khách hàng.
Hãy đến với chúng tôi – BMI: Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của bạn!